Cập nhật thông tin chi tiết về 4 C Cảm Nhận Về Bài Thơ Quotông Đồq… mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đăng nhập hoặc đăng ký miễn phí để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời sớm nhất !
Đăng nhập
hoặc
Đăng kí

 Lớp 12
 Lớp 11
 Lớp 10
 Lớp 9
 Lớp 8
 Lớp 7
 Lớp 6
 Lớp 5
 Thêm
 Công thức
 Bạn có biết?
 Phương trình hóa học
 Đố vui
 Tuyển sinh
Liên hệ
Số 102, phố Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
cunghocvui2018@gmail.com
TRANG CHỦ
LỚP 8
SOẠN VĂN 8
ÔNG ĐỒ
CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ …
Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Soạn văn 8
Bài 1 SGK Ngữ văn 8
Tôi đi học
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Bài 2 SGK Ngữ văn 8
Trong lòng mẹ
Trường từ vựng
Bố cục của văn bản
Bài 3 SGK Ngữ văn 8
Tức nước vỡ bờ
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự (làm tại lớp)
Bài 4 SGK Ngữ văn 8
Lão Hạc
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Bài 5 SGK Ngữ văn 8
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Tóm tắt văn bản tự sự
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Bài 6 SGK Ngữ văn 8
Cô bé bán diêm
Trợ từ, thán từ
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Bài 7 SGK Ngữ văn 8
Tình thái từ
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
Bài 8 SGK Ngữ văn 8
Chiếc lá cuối cùng
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 9 SGK Ngữ văn 8
Hai cây phong
Nói quá
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)
Bài 10 SGK Ngữ văn 8
Ôn tập truyện kí Việt Nam
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Nói giảm nói tránh
Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả
Bài 11 SGK Ngữ văn 8
Câu ghép
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Bài 12 SGK Ngữ văn 8
Ôn dịch, thuốc lá
Câu ghép (tiếp theo)
Phương pháp thuyết minh
Bài 13 SGK Ngữ văn 8
Bài toán dân số
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Bài 14 SGK Ngữ văn 8
Chương trình địa phương (phần Văn) – Ngữ văn 8 tập 1
Dấu ngoặc kép
Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
Viết bài làm văn số 3: Văn thuyết minh
Bài 15 SGK Ngữ văn 8
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn
Ôn luyện về dấu câu
Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 16 SGK Ngữ văn 8
Muốn làm thằng Cuội
Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
Bài 17 SGK Ngữ văn 8
Hai chữ nước nhà
Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
Bài 18 SGK Ngữ Văn 8
Nhớ rừng
Ông đồ
Câu nghi vấn
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Bài 19 SGK Ngữ văn 8
Quê hương
Khi con tu hú
Câu nghi vấn (tiếp theo)
Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)
Bài 20 SGK Ngữ văn 8
Tức cảnh Pác Bó
Câu cầu khiến
Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Bài 21 SGK Ngữ văn 8
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Đi đường (Tẩu lộ)
Câu cảm thán
Câu trần thuật
Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh
Bài 22 SGK Ngữ văn 8
Chiếu dời đô
Câu phủ định
Bài 23 SGK Ngữ văn 8
Hịch tướng sĩ
Hành động nói
Bài 24 SGK Ngữ văn 8
Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)
Hành động nói (tiếp theo)
Ôn tập về luận điểm
Bài 25 SGK Ngữ văn 8
Bàn luận về phép học
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận
Bài 26 SGK Ngữ văn 8
Thuế máu
Hội thoại
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Bài 27 SGK Ngữ văn 8
Đi bộ ngao du
Hội thoại (tiếp theo)
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Bài 28 SGK Ngữ văn 8
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài 29 SGK Ngữ văn 8
Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục
Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập)
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Bài 30 SGK Ngữ văn 8
Chương trình địa phương (phần Văn) – Ngữ văn 8 tập 2
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
Viết bài tập làm văn số 7 – Văn nghị luận
Bài 31 SGK Ngữ văn 8
Tổng kết phần Văn – Ngữ văn 8 tập 2
Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt – Ngữ văn 8 tập 2
Văn bản tường trình
Luyện tập làm văn bản tường trình
Bài 32 SGK Ngữ văn 8
Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) – Ngữ văn 8 tập 2
Văn bản thông báo
Bài 33 SGK Ngữ văn 8
Tổng kết phần văn (tiếp theo) – Ngữ văn 8 tập 2
Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) – Ngữ văn 8 tập 2
Bài 34 SGK Ngữ văn 8
Tổng kết phần Văn (tiếp theo – trang 148) – Ngữ văn 8 tập 2
Luyện tập làm văn bản thông báo
Ôn tập phần Tập làm văn – Ngữ văn 8 tập 2
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
Nghị Luận Xã Hội Lớp 8
Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh Quan
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Tắt Đèn – Ngô Tất Tố
Người thầy đầu tiên
Văn bản tường trình – Văn bản thông báo
Văn tự sự lớp 8
Văn Thuyết Minh lớp 8
1,264 từ Văn mẫu
Hướng dẫn giải
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Bài làm
Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào ‘Thơ mới” với bài “Ông đồ” viết theo thế ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.
Ông đồ là những nhà nho, khổng đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học “chữ nghĩa thánh hiền”. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ “hoa đào nở”… “bên phố đông người qua”. Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:
“Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài”.
Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: ‘Thôi có ra gì cái chữ Nho – Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co…” (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa “phố đông người qua “, nay “mối năm mỗi vắng”. Xưa kia “’bao nhiêu người thuê viết”, bây giờ “người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong “nghiên sầu”, như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa “buồn không thắm”. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:
Xem thêm Soạn bài Ông đồ
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”
Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi “ông đồ vẫn ngồi đấy” như bất động. Lẻ loi và cô đơn: “Qua đường không ai hay”, sắc vàng của lá, nét nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”.
Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thía.
Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu…
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?”
Thương ông đổ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.
Bài thơ “Ông đồ” chứa chan tinh thần nhân đạo. ‘Theo đuổi nghề văn mà làm dược một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả ‘Thi nhân Việt Nam” đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác “Ông đồ”.
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Thương Vợ
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Thương vợ” của Tế Xương
Bài làm
Cảm nhận của em về bài thơ “Thương vợ” – Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, viết về vợ là một điều gì đó thật sự hiếm hoi và mờ nhạt. Người vợ, với những vất vả lo toan cho cuộc sống nhưng lại chưa từng được ngợi ca trong những sáng tác. Và khi Tế Xương viết nên bài thơ “Thương vợ”, chúng ta mới cmar nhận được tình yêu, sự thương xót của ông đối với vợ lớn lao và mãnh liệt biết nhường nào.
Mở đầu tác phẩm, Tế Xương vẽ nên bức tranh chân thực về cuộc sống lam lũ, cơ cực của bà Tú.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Cụm từ ‘quanh năm” như muốn nhấn mạnh sự vất vả, cực nhọc của người vợ. Từ ngày này qua ngày khác rồi lại năm này đến năm kia, bà cứ vùi mình với những gánh vác, lo toan cho cuộc sống. Nó như một vòng tuần hoàn khép kín. Dường như, cuộc đời bà chưa bao giờ có một ngày được dừng lại, được nghỉ ngơi. Vòng thời gian ấy cứ xoay mãi, xoay mãi cuốn theo vết chân của bà Tú. Chúng cứ nối tiếp nhau, đeo bám suốt cuộc đời bà với biết bao cực nhọc. Bà làm lụng ngày đêm suốt tháng để lo cho gia đình, cho “năm con với một chồng”. Con số cụ thể ở đây dường như nói lên một cái gì đó thật nghẹn ngào, chua xót. Năm đứa con, đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của một người mẹ mà không ai bàn cãi. Nhưng ở đây, con số “một’ chồng, tuy là số ít thật đấy, những nó còn nặng, còn to tát hơn bất kì con số nào khác. Tại sao lại như vậy? Vốn dĩ, trong xã hội phong kiến, chồng là trụ cột, là người giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Đáng nhẽ ra, chồng phải là người có đủ khả năng để nuôi vợ nuôi con nhưng với gia đình ông Tú lại khác. Tám lần đi thi, suốt chặng đường dài quanh năm đèn sách, đã không làm ra lại còn tiêu tốn rất nhiều, từng miếng cơm manh áo của gia đình đều đè nặng lên đôi vai người vợ. Nhìn bà lam lũ, tác giả không biết phải làm gì ngoài sự đau đớn và xót thương vợ. Qua đó ông cũng phần nào thể hiện sự biết ơn của mình đối với bà Tú. Đồng thời, ông cũng bộc lọ sự hổ thẹn và bất lực của bản thân khi là một đấng nam nhi, một người chồng nhưng không thể lo cho vợ con, đã vậy còn đeo lên vai vợ những gánh nặng chồng chất.
Eo xèo mặt nước buổi đò đông
Nghĩ đến sự lam lũ của vợ, ông liên tưởng đến hình ảnh “con cò lặn lội bờ ao”. Giữa mênh mông hoang vắng, cò lầm lũi, một mình kiếm ăn. Thân cò hao gầy cùng những khó khăn của cuộc đời. Bà Tú, năm này qua năm khác, một mình chắt chiu cho chồng cho con. Những bước đi của bà lúc nào cũng đơn độc, quạnh hiu. Rồi trong buổi đò đông, bà Tú lại một mình chen chúc, giành dật giữa biết bao con người để kiếm được món hàng ngon, bổ, rẻ. Trong chuyến đò ấy, biết bao nhiêu hiểm nguy, bao nhiêu ánh mắt hung tợn đang tranh dành, cướp giật. Tác giả sử dụng hai hình ảnh “quãng vắng” và “đò đông’, tưởng như là đối lập, là phủ định nhau nhưng chính vì sự đối lập này cang thể hiện được sự cực nhọc của người vợ. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì cuộc đời của bà vẫn luôn là những vất vả, lo toan.
Bà hy sinh bản thân cho gia đình, cho chồng, cho con nhưng chưa bao giờ kêu than, hay oán trách.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Những con số một lần nữa lại xuất hiện. Một-hai, năm-mười như là hai vế đối nhau để tạo nên tính nhạc cho vần thơ. Nhưng thực chất nó là sự xót xa, thương vợ của Tế Xương. Nghĩa vợ chồng là do duyên, do nợ mà thành. Nhưng với bà Tú, duyên thì ít, nợ thì nhiều. Lấy ông Tú, cuộc đời bà khổ cực hơn, gian nan hơn nhưng bà chấp nhận hết. Quanh năm dầm mưa dãi nắng bà vẫn không một lời oán trách. Dù năng, dù mưa bà vẫn một mình lầm lũi, một mình cơ cực để lo toan cho gia đình.
Càng xót thương vợ bao nhiêu, ông Tú càng uất hận đời, uất hận mình bấy nhiêu.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Ông thấy hận thói đời bạc bẽo. Cái tư tưởng “trọng nam khinh nữ’ cổ lỗ đã biến ông trở nên ỷ lại và lộng hành. Ông chỉ việc đèn sách mà mặc cho vợ mình quần quật ngày đêm. Vì cái thời đó, “xuất giá tòng phu”, phụ nữ phải chăm sóc, phải phục vụ chồng như trách nhiệm và nghĩa vụ mà ông trời đã sắp đặt sẵn. Họ không không có quyền lựa chọn hay thay đổi.Dù khó khăn, gian khổ thì đó cũng là số phận của họ. Oán đời bao nhiêu, ông lại hận mình bấy nhiêu. Một người học cao tài rộng thì sao, sao không lo nổi cho vợ con mà bắt họ phải chịu nhục, chịu vất vả vì bản thân mình. Ông cảm giác như mình là một kẻ ăn hại, một kẻ bạc bẽo, một người chồng “có cũng như không”. Thế nhưng thực ra, Tế Xương đã rất yêu thương vợ mình, ông quan sát, ông hiểu từng nỗi cơ cực của vợ. Ông cũng không hờ hững, không mặc kệ bà Tú. Cái sự trách mình của ông như lên án sự bất công của xã hội phong kiến, đặc biệt là với những người phụ nữa thấp cổ bé họng, không ai khác bà Tú chính là một điển hình.
Bài thơ “Thương vợ” tuy ngắn gọn nhưng trong đó chứa đựng biêt bao tình cảm của một người chồng dành cho vợ. Đó là sự xót xa, là nỗi uất hận khi bản thân không giúp được cho gia đình. Qua đó, ông muốn đề cao vai trò và sự gánh vác với bao nhọc nhằn của bà Tú, một kiếp người nhỏ né trong cái xã hội tối tăm.
Seen
Cảm Nhận Khổ 3 4 Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
Cuộc đời là đóa hoa, tình yêu là mật ngọt”, đại văn hào chúng tôi đã từng phải thốt lên như vậy. Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay nhất của Xuân Quỳnh. Đứng trước biển lớn, Xuân Quỳnh đã bộc lộ rõ nỗi trăn trở, băn khoăn của mình về cội nguồn cua tình yêu”
Trước môn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên Sóng bắt đầu từ gió Gó bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Dòng thơ “Trước muôn trùng sóng bể” cho thấy sóng đã ra tới bể, đã hoàn thành cuộc hành trình kì công. Đối diện trước biển lớn là đối diện trước cõi vô tận, vô cùng của một môi trường sống mới khác hẳn dòng sông nhỏ hẹp khi xưa nên niềm khát khao cũng nảy sinh một cách tự nhiên và tất yếu. Lẽ thường ở khổ thơ này, nhà thơ phải viết “sóng nghĩ về’ nhưng nhà thơ lại viết “em nghĩ về” nhằm tạo nên sự đồng nhất giữa sóng và em. Hành trình của sóng cũng là hành trình của em. Trong điệp khúc Em nghĩ về anh, em – Em nghĩ về biển lớn” ẩn giấu niềm khát khao của một phụ nữ về tình yêu, về bản thân, về môi trường sống mới.
Từ nơi nào sóng lên
Đó là câu hỏi từng khiến bao lứa đôi băn khoăn và cũng chẳng ai có thể trả lời được một các rõ ràng, rành mạch được. Càng say mê bao nhiêu, càng thấy tình yêu huyền bí bất nhiêu. Người ta thường thiêng liêng hóa tình yêu của kiếp này biết đâu lại là sự hẹn hò của kiếp sau. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng không ngoại lệ, cũng băn khoăn, thắc mắc, chăn chở đi tìm lời giải đáp. Nhưng cuối cùng Xuân Quỳnh cũng phải thú nhận bằng cái gật đầu dễ thương:
Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Điều thú vị là ẩn sau cái lắc đầu dễ thương rất con gái ấy, người đọc, khám phá ra những định nghĩa mơ hồ mà thú vị, tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Trước muôn trùng sóng bể, trước biển lớn, tại sao nữ sĩ lại nghĩ bề anh, em; tức là tình yêu của đôi mình? Có phải chăng tình yêu đôi ta cũng mênh mông, thăm thẳm như biển lớn, đại dương. Sóng, biển,gió trời từ nơi nào mà có? “Em cũng không biết nữa” và tình yêu cũng vậy. Nào có ai biết điểm đầu, điểm cuối, nào ai biết nơi khởi phát và điểm kết thức của tình yêu. Tình yêu muôn đời vẫn khó hiểu như chính thế giới tự nhiên vậy. Tình yêu đến và đi có khi chỉ như một cơn gió thoảng như để lại rung động ngọt ngào trong trái tim để rồi thao thức nhớ, khe khẽ yêu.
“Tình yêu luôn có quy luật riêng mà lí trí thì không thể nào hiểu nổi”. Tình yêu đôi lứa mêng mang như đại dương, tự nhiên và bí ẩn. Đó là những chân lí xưa cũ mà ai cũng biết. Đóng góp của Xuân Quỳnh là tạo ra tiếng nói rât riêng đằm thắm nét duyên con gái về những điều xưa cũ ấy. Không nghiêng về tư duy logic như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, nữ sĩ Xuân Quỳnh nói bằng tiếng nói của cảm xuac trái tim. Không cắt nghĩa rõ ràng cụ thể, Xuân Quỳnh chỉ khơi gợi để người đọc tự chiêm nghiệm suy ngẫm. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫ của Xuân Quỳnh.
Cảm Nhận Về 2 Câu Thơ Đầu Bài Chiều Tối
Cảm nhận về 2 câu thơ đầu bài Chiều tối – Hồ Chí Minh
Tổng hợp các bài: Cảm nhận 2 câu thơ đầu bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh trong tuyển tập Văn mẫu 11 đầy đủ các nội dung từ bao quát tới chi tiết, từ lập dàn ý tới những bài văn cảm nhận mẫu giúp các em học sinh có thể hình dung ra cách nêu cảm xúc của mình với tác phẩm thơ này.
Lập dàn ý cảm nhận về 2 câu thơ đầu bài Chiều tối
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, là một vị anh hùng lỗi lạc của đất nước. Bên cạnh tài làm chính trị, Bác còn có một kho tàng những tác phẩm văn học quý giá và to lớn. Bác đã để lại cho dân tộc rất nhiều các tác phẩm văn học đặc sắc, trong đó nổi bật là bài thơ Chiều tối nằm trong Tập Nhật ký trong tù. Bài thơ thể hiện cảm hứng về thiên nhiên, về tinh thần tự do dù trong hoàn cảnh Bác chuyển lao tù chẳng hề kém phần vất vả.
II. Thân bài: Nêu cảm nhận bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù của HCM
– Phân tích kĩ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ đường rừng đến tận chiều tối mà chưa được nghỉ chân
Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác – một con người xa quê
– Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng
Bút pháp chấm phá
Bức tranh chiều đầy ấn tượng
Phong vị cổ điển của thơ đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác
– Bác xuất hiện như một con người đời thường hoà mình với cảnh vật thiên nhiên
Bao cảm xúc, bao khát khao chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ ấy
Ý chí nghị lực phi thường của Bác
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù của HCM
Từ dàn ý cảm nhận 2 câu đầu bài thơ Chiều tối, các em học sinh có thể triển khai ra nhiều bài văn Cảm nhận khác nhau về tác phẩm này. Nhưng các em học sinh cũng chú ý tới việc không lạc sang đề bài Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, bằng cách bám sát các nội dung của dàn ý cảm nhận bài thơ và triển khai đúng hướng. Đọc tài liệu đã tổng hợp một số bài văn mẫu cảm nhận về 2 câu đầu bài thơ Chiều tối ngắn gọn và hay nhất để các em có thể từ đó tham khảo và viết bài văn cảm nhận hay nhất cho riêng mình.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
Bài mẫu Cảm nhận về 2 câu thơ đầu bài Chiều tối – Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.
Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.
Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.
Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.
“Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được viết từ 2/8/1942 đến 10/9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đoạ khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số 133 bài thơ “Nhật ký trong tù” có một số bài ghi lại những thời khắc đáng nhớ trong ngày: Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm, Chiều tối, Hoàng hôn, Nửa đêm… Mỗi bài là một nỗi niềm trong những tháng ngày “ác mộng”.
“Chiều tối” (Mộ) là bài thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong “Nhật ký trong tù”. Bài thơ số 32 là bài “Đêm ngủ ở Long Tuyền”. Vậy, bài “Chiều tối” ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942.
Đây là nguyên tác hài thơ:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không, Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.
Một cái nhìn man mác, một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm, một chỗ dừng chân…của nhà thơ trên con đường lưu đày khổ ải muôn dặm, được hé lộ qua bài thơ, đọc qua tưởng như chỉ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ.
Hai câu đâu tả bầu trời lúc ngày tàn. Hai nét vẽ “động” cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng xa, tìm cây trú ẩn, một áng mây cô đơn, lẻ loi (cô vân) đang lửng lơ trôi (mạn mạn). Câu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu thơ nhẹ, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ mà lòng man mác. Rất tinh tế, nét vẽ ngoại cảnh đã thoáng hiện tâm cảnh. Câu thơ dịch của Nam Trân tuy chưa thể hiện được chữ “cô” trong “cô vân” nhưng khá hay:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”.
Hai câu thơ 1, 2 mang vẻ đẹp cổ điển: tả ít mà gợi nhiều chỉ 2 nét phác họa (chim bay, mây trôi) mà gợi lên cái hồn cảnh vật, ngày tàn, màn đêm buông xuống dần, tạo vật như đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, mệt mỏi. Nghệ thuật lấy điểm vẽ điện, lấy động tả tĩnh được vận dụng sáng tạo. Nhìn chim bay, mây trôi mà cảm thấy bầu trời bao la hơn, cảnh chiều tối êm ả, tĩnh lặng hơn. Cảnh chiều tối ở xóm núi này còn mang tính ước lệ, nó mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn mỗi chúng ta,…nhớ về một cánh chim bay trong “Truyện Kiều”: “Chim hôm thoi thót về rừng”; nhớ đến một cánh chim bay mỏi và hình ảnh người lữ thứ trong chiều sương lạnh nhớ nhà:
“Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Dặm liễu sương sa, khách bước dồn
(Chiều hôm nhớ nhà)
Trở lại bài “Chiều tối”, áng mây cô đơn lẻ loi đang lơ lửng, trôi nhẹ trên bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người lưu đày trên con đường khổ ải xa lắc! Ngôn ngữ thơ hàm súc, biểu cảm, vừa tả cảnh vừa tả tình, thoáng nhẹ mà đầy ấn tượng, dư ba.
“Chiều tôi” – một bài thơ mang màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ linh tế, thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đoạ đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dào dạt sự sống.
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù. Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng”
Tháng 8/1942, Bác Hồ sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của bạn bè quốc tế về cuộc cách mạng ở Việt Nam. Sau mười lăm ngày đi bộ khi vừa tới thị trấn Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và bị “mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong gần ba mươi nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này Người đã sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán. Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) được xem là áng thơ tuyệt bút, được Người làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà trên đường Bác bị giải lao. Chỉ vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu hoạ về cảnh thiên nhiên vùng sơn cước ở thời điểm “chiều tối”.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”
Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện điểm nhìn lên của tác giả “luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày”. Buổi chiều ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” hay “Chiều tà bảng lảng bóng hoàng hôn” (Bà Huyện Thanh Quan). Cánh chim và chòm mây vốn là những thi liệu rất quen thuộc trong thơ cổ thường dùng để miêu tả cảnh chiều tối như một bút pháp miêu tả thời gian. Lý Bạch trong bài thơ Độc tọa Kính Đình san cũng đã từng viết:
“Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn (Chim trời bay đi mất Mây lẻ trôi một mình)”
Điều mới mẻ ở đây là nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. Cái hay nằm ở chỗ, nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mỏi mệt của nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân ái bao la của Người đối với cảnh vật. Đúng như Tố Hữu đã từng viết “Bác ơi tim Bác mênh thống thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người”. Qua đó ta thấy thêm một nét nghĩa mới: người tù dường như cũng đồng cảm với cánh chim kia, Người như cũng muốn được dừng chân sau một ngày đày ải “Năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày”.
Cùng với “Quyện điểu quy lâm”, là “Cô vân mạn mạn”. Bài thơ dịch khá uyển chuyển, nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lững lờ của đám mây. Người dịch đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết nghĩa của hai từ láy “mạn mạn”. Căn cứ vào phần nguyên âm ta thấy, hình ảnh đám mây cô đơn, lẻ loi đang chầm chậm trôi qua bầu trời. Nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, thêm khoáng đãng mà còn gợi lên nỗi buồn bâng của người tù trên đất khách quê người. Nhưng buồn mà không bi lụy, không hiu hắt như trong thơ cổ điển. Mặc dù câu thơ dịch: “Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” chưa được sát nghĩa nhưng dù sao cũng thấy cái hay riêng của nó. Chòm mây trôi nhẹ nhàng, nhàn tản như chính tâm hồn người tù chiến sĩ ung dung tự tại, bị giải tù mà như đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và thả tâm hồn thi sĩ chứ không còn là cảnh tù đày mệt mỏi nữa. Qua đó ta thấy tác giả không hề để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình. Đó chính là TINH THẦN THÉP vĩ đại của người tù – thi sĩ Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, hai câu đầu bài thơ có phảng phất nỗi buồn của lòng người, của tâm trạng người tù nhưng cảnh buồn mà không chút bi lụy. Th.s Nguyễn Đức Hùng nhận xét rằng “Những buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất Nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là bài thơ của thời Thịnh Đường”.
Thành công của bài thơ chính là yếu tố cổ điển kết hợp với hiện đại, giữa tâm hồn thi sĩ và tinh thần thép của người tù cách mạng. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Người vẫn vượt lên trên tất cả mọi sự khổ đau, đọa đày vè thể xác để đưa đến cho người đọc những vần thơ tuyệt bút. Qua bài thơ ta càng hiểu, càng yêu hơn lãnh tụ Hồ Chí Minh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Với các bài văn mẫu cảm nhận về 2 câu thơ đầu bài Chiều tối – Hồ Chí Minh, các em hoàn toàn có thể từ đó hình thành nên cho mình một bài văn riêng với các cách triển khai nội dung bài viết theo cảm xúc của mình.
Bạn đang xem bài viết 4 C Cảm Nhận Về Bài Thơ Quotông Đồq… trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!